110 dự án nhà ở xã hội đã và đang tiếp tục được triển khai trên cả nước
Tin tổng hợp – Dân số thành phố hiện nay đang xấp xỉ 13 triệu người (bao gồm cả những người tạm trú trên 6 tháng), vượt con số dự kiến 12,5 triệu người vào thời điểm 2025. Đô thị hóa diễn ra nhanh chóng cùng việc xây dựng hàng loạt dự án nhà ở, cao ốc văn phòng, trung tâm thương mại…làm cho cơ sở hạ tầng không bắt kịp nhịp phát triển.
Như một quy luật tất yếu, quá trình đô thị hóa sẽ luôn luôn đi kèm với các tác động tiêu cực về giao thông, môi trường, việc làm,v.v…Những năm trước đây, Chính quyền TP HCM đã triển khai nhiều giải pháp nhằm cải thiện tình hình như xây cầu vượt, công trình chống ngập…Nhưng hầu như các biện pháp này chỉ mang tính tạm thời. Đặc biệt, ở 2 điểm nóng là đường vào sân bay Tân Sơn Nhất (Q. Tân Bình) và Cảng Cát Lái (Q.2), nạn ùn tắc diễn ra ngày càng nghiêm trọng.
Tập trung phát triển đô thị ngoại vi
Trong 2 thập niên qua, TP.HCM vẫn chưa đạt được hiệu quả phát triển đô thị như mong muốn mặc dù vốn đầu tư đổ vào các dự án khá nhiều. Đây là hậu quả của việc thiếu chiến lược phù hợp cũng như kiểm soát điều phối vẫn còn mang nặng tính đối phó với sức ép phát triển và cơ chế gò bó, trong khi phát triển vẫn dựa trên nền tảng của hệ thống hạ tầng đô thị cũ.
Theo các chuyên gia, điều cần làm trước tiên là tập trung phát triển khu ngoại vi và đô thị mới trước với kết nối “Vùng TP.HCM”, tiếp đến mới tập trung cải tạo khu đô thị hiện hữu. Nhưng hiện nay, chúng ta đang làm ngược lại.
Nhà đầu tư sẽ không được dùng vốn ngân sách cho cải tạo, nâng cấp hạ tầng nếu muốn đầu tư cao tầng vào khu đô thị hiện hữu. Các ông chủ chỉ có thể ứng trước kinh phí và được khấu trừ lại dần dần từ nguồn thuế các loại phải nộp hằng năm.
Việc ưu tiên tập trung cao tầng hóa khu đô thị hiện hữu trước làm cho các khu đô thị mới không phát triển được vì không thu hút được đầu tư, vừa phá hỏng sự cân bằng hạ tầng đã đạt được ở nhiều khu đô thị hiện hữu (tỷ lệ dân số tương thích với mật độ xây dựng, hệ thống điện nước, thoát nước, trường học, bệnh viện, công viên, cây xanh, hồ điều tiết…), vừa làm di sản kiến trúc bị ảnh hưởng, làm không gian xanh và mặt nước bị lấn chiếm, đồng thời không mang lại hiệu quả kinh tế khi phải liên tục cải tạo hệ thống hạ tầng nhiều lần trong thời gian ngắn, làm gia tăng các hệ lụy kèm theo như kẹt xe và ô nhiễm.
TP.HCM với vai trò đầu tàu kinh tế của cả nước cũng cần năng động hơn trong việc cộng tác và hỗ trợ các đô thị trong “Vùng TP.HCM nhằm giúp các đô thị trong vùng phát triển về kinh tế lẫn hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, ít thua kém quá nhiều so với TP.HCM, đồng thời giúp giảm tải cho TP.HCM.
Đâu là giải pháp
Tình trạng ngập nước cũng đang ngăn cản mục tiêu chỉnh trang bộ mặt đô thị của TP.HCM. Trước mắt, chính quyền Thành phố nên phối hợp công tác chống ngập với công tác quy hoạch kiến trúc, tổ chức giao thông, xây thêm hồ điều tiết và xây dựng hạ tầng phù hợp… để giải quyết cả phần ngọn (xử lý ngập do tác nhân thiên nhiên như mưa và thủy triều) lẫn phần gốc (tác nhân gây ra bởi con người) của tình trạng ngập nước.
Chính sự thiếu hụt nguồn vốn ngân sách để xây dựng hệ thống hạ tầng đang là vấn đề khiến các nhà chức trách bang khoăn . Hơn nữa, với những dự án lớn về phát triển đô thị còn phải thông qua sự điều phối, ý kiến chỉ đạo của các cơ quan Trung ương nên dẫn đến thủ tục kéo dài, vốn đội lên, vướng mắc trong thu hút nguồn vốn xã hội hóa.
Do đó, TP.HCM cần một cơ chế độc lập hơn về quản lý đô thị và cần được ưu tiên giao vốn ngân sách cao hơn, phù hợp với nhu cầu phát triển. Cụ thể, được giảm trách nhiệm nộp ngân sách Trung ương hằng năm để tập trung phục vụ cho hạ tầng, ít nhất là trong giai đoạn sức ép nhu cầu phát triển hạ tầng quá lớn như hiện nay.
Realtoday.vn là website chuyên về về bất động sản với góc nhìn, phân tích và nhận định khách quan từ những chuyên gia, quản lý, môi giới nhiều năm kinh nghiệm thực tế trong nghề. Mọi thông tin sao chép từ đây xin vui lòng ghi rõ nguồn Realtoday.vn.
Nếu bạn cảm thấy bài chia sẽ hay và thực tế hãy LIKE hoặc SHARE khích lệ cho đội ngũ chúng tôi tiếp tục có động lực chia sẻ.